Hình sự

Cách xử lý khi bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Ngày đăng: 06-09-2022 02:14:23

Cách sử lý khi bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

1. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Là hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản dù có khả năng, điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trị giá tài sản để cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản và một số tội theo quy định của pháp luật chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ được quy định tại (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).

2. Cách xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, khi nhận thấy một người có những dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần tố cáo hành vi của người phạm tội bằng cách gửi đơn tố cáo đến Cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung đơn tố cáo

  • Ngày, tháng, năm làm đơn

  • Tên đơn (Đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)

  • Tên cơ quan tiếp nhận đơn (Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện, quận)

  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người tố cáo

  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại (nếu có) của người bị tố cáo

  • Trình bày nội dung sự việc (các dấu hiệu của người bị tố cáo có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại (Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

  • Yêu cầu cơ quan công an giải quyết

  • Bằng chứng kèm theo để cơ quan công an xác minh, điều tra (hình ảnh, hợp đồng, file ghi âm, giấy tờ vay mượn,…)

  • Người tố cáo ký tên và ghi rõ họ tên.

3. Thẩm quyền giải quyết.

Căn cứ (khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKNDTC)  thì thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:

  • Cơ quan điều tra

  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

  • Viện kiểm sát các cấp

  • Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Đồng thời theo (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS 2015) quy định về việc phân cấp thẩm quyền điều tra thì cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền giải quyết hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người tố cáo.

4. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện, chứ không tính từ ngày ra quyết định truy nã. Đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội phạm ít nghiêm trọng do đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm. Theo đó, thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tùy vào từng sự việc cụ thể mà có thể xin thêm thời hạn điều tra một lần nhưng không quá 02 tháng. Khi hết thời hạn điều tra.
Trường hợp, người đó bỏ trốn, không còn liên lại được mà cơ quan chức năng đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả và có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu, thì có thể tiến hành thủ tục truy nã. Tại điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS năm 2015 quy định: Tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Do đó, trong trường hợp sau khi đã tiến hành truy nã tội phạm nhưng không tìm được và đã hết thời hạn điều tra, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về Cách sử lý khi bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992