Mã định danh là dãy số xác định nhân thân của mỗi công dân do Bộ Công an cấp. Mỗi công dân được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.
Số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Khi đủ tuổi được cấp Căn cước công dân, số của Căn cước công dân cũng chính là mã định danh cá nhân.
Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP có quy định:
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cụ thể, Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn:
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh có các số từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tỉnh |
Mã |
Tỉnh |
Mã |
Tỉnh |
Mã |
Hà Nội |
1 |
Thái Bình |
34 |
Đắk Nông |
67 |
Hà Giang |
2 |
Hà Nam |
35 |
Lâm Đồng |
68 |
Cao Bằng |
4 |
Nam Định |
36 |
Bình Phước |
70 |
Bắc Kạn |
6 |
Ninh Bình |
37 |
Tây Ninh |
72 |
Tuyên Quang |
8 |
Thanh Hóa |
38 |
Bình Dương |
74 |
Lào Cai |
10 |
Nghệ An |
40 |
Đồng Nai |
75 |
Điện Biên |
11 |
Hà Tĩnh |
42 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
77 |
Lai Châu |
12 |
Quảng Bình |
44 |
Hồ Chí Minh |
79 |
Sơn La |
14 |
Quảng Trị |
45 |
Long An |
80 |
Yên Bái |
15 |
Thừa Thiên Huế |
46 |
Tiền Giang |
82 |
Hòa Bình |
17 |
Đà Nẵng |
48 |
Bến Tre |
83 |
Thái Nguyên |
19 |
Quảng Nam |
49 |
Trà Vinh |
84 |
Lạng Sơn |
20 |
Quảng Ngãi |
51 |
Vĩnh Long |
86 |
Quảng Ninh |
22 |
Bình Định |
52 |
Đồng Tháp |
87 |
Bắc Giang |
24 |
Phú Yên |
54 |
An Giang |
89 |
Phú Thọ |
25 |
Khánh Hòa |
56 |
Kiên Giang |
91 |
Vĩnh Phúc |
26 |
Ninh Thuận |
58 |
Cần Thơ |
92 |
Bắc Ninh |
27 |
Bình Thuận |
60 |
Hậu Giang |
93 |
Hải Dương |
30 |
Kon Tum |
62 |
Sóc Trăng |
94 |
Hải Phòng |
31 |
Gia Lai |
64 |
Bạc Liêu |
95 |
Hưng Yên |
33 |
Đắk Lắk |
66 |
Cà Mau |
96 |
- Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, trong đó:
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9
Thứ nhất, mã định danh dùng để tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mỗi một mã định danh đều gắn với các thông tin cơ bản của một cá nhân. Các thông tin này được Bộ Công an thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp trong những trường hợp cần thiết.
Thứ hai, thay cho mã số thuế cá nhân để khai báo thuế
Theo quy định tại khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019, khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì sử dụng mã định danh cá nhân được sử dụng thay cho mã số thuế.
Thứ ba, dùng thay cho giấy tờ tùy thân khi mua bán nhà ở
Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định:
Trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Như vậy, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì người dân đã được cấp mã định danh cá nhân được sử dụng mã này thay cho bản sao các giấy tờ tùy thân khi làm các tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Tại Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP có quy định
1. Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Quốc tịch;
h) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại điêm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
2. Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong trường hợp cá nhân đã đăng ký khai sinh và đăng ký thường trú thì hồ sơ, thủ tục bao gồm
Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP có quy định
1. Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này và các thông tin dưới đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Nơi thường trú;
b) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 137/2015/NĐ-CP có quy định
1. Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
Như vậy, chỉ khi phát hiện có sai sót đo nhập sai thông về công dân thì mới được hủy mã định danh đó.
Trên đây là phần ý kiến của Công ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về các vấn đề liên quan đến mã định danh, bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.
Trân trọng cảm ơn!