Hình sự

Quy định về tội đưa, nhận hối lộ và thực tế trong việc trong khi làm sổ đỏ của cán bộ địa chính

Ngày đăng: 25-05-2023 08:43:35

1.Quy định của pháp luật

Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)

Trước hết, người phạm tội nhận hối lộ đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận bất kỳ lợi ích nào từ người đưa hối lộ. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội của mình. Nếu không có chức vụ, quyền hạn thì sẽ rất khó khăn trong việc nhận các lợi ích để giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, chủ thể phải có việc lợi dụng chức vụ để nhận các lợi ích của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ.

Hành vi nhận hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian. Nhận hối lộ trực tiếp là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp nhận của hối lộ từ người đưa hối lộ không qua người khác, ví dụ như nhận tiền hối lộ từ tay người đưa hối lộ. Việc nhận của hối lộ trực tiếp có thể được thực hiện thông qua các loại hình dịch vụ, ví dụ như dịch vụ chuyển tiền, hàng hoá của ngân hàng hoặc bưu điện. Nhận hối lộ trực tiếp còn có thể là trường hợp tuy chưa nhận của hối lộ song người có chức vụ, quyền hạn đã trực tiếp thỏa thuận với người đưa hối lộ thông qua gặp mặt hoặc trao đổi qua điện thoại, thư điện tử… Còn đối với trường hợp nhận hối lộ qua trung gian thì người có chức vụ, quyền hạn gián tiếp nhận của hối lộ từ người đưa hối lộ thông qua người khác, chẳng hạn như thông qua người môi giới hối lộ. Qua trung gian không nhất thiết là chỉ qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ. Trường hợp người nhận thỏa thuận việc hối lộ với người đưa và nhận của hối lộ qua người môi giới hối lộ thì cũng được coi là gián tiếp nhận hối lộ.

Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS)

Đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc bất kì lợi ích phi vật chất nào cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.                                        

Hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là người đưa hối lộ đã có hành vi “đưa” của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể được thực hiện một cách trực tiếp (người đưa trực tiếp đưa cho người nhận hối lộ) hoặc có thể gián tiếp qua trung gian (người môi giới hối lộ).

2. Thực tiễn 

Hiện nay thì tình trạng cán bộ địa chính nhận tiền của người dân khi làm sổ đỏ là một hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy thì cán bộ địa chính nhận tiền để làm sổ đỏ thì có phải là hành vi nhận hối lộ hay không? 

Hành vi mà cán bộ địa chính nhận tiền của người dân để làm sổ đỏ thì đây là hành vi nhận hối lộ. Bởi họ dựa vào chức vụ quyền hạn của mình mà nhận tiền từ người dân nhằm mục đích là làm sổ đỏ của người dân một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

Các khoản tiền người dân phải nộp khi làm sổ đỏ. 

- Tiền sử dụng đất: Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất

- Tiền thuê đất: Người sử dụng đất phải trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả một lần cho cả thời gian thuê khi được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp được Nhà nước cho thuê đất.

- Lệ phí trước bạ: Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP

 

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận:  Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận do HĐND cấp tỉnh quyết định nên mức thu từng tỉnh, thành có thể khác nhau

Như vậy khi làm sổ đỏ thì người dân chỉ phải nộp những khoản tiền như trên theo quy định của pháp luật. Hành vi mà thu tiền của người dân mà không thuộc các khoản thu trên là trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo Luật hình sự 2015 về tội nhận hối lộ nếu đủ điều kiện. 

3. Hình phạt của tội nhận hối lộ

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Phạt tù từ 02 đến 07 năm đối với hành vi nhận hối lộ sau:

-  Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

-  Lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Có tổ chức;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

-  Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng

- Phạm tội 02 lần trở lên

- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

-  Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó thì người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy là tùy thuộc vào mức độ vi phạm là gì mà người nhận hối lộ có thể bị xử phạt ở mức độ khác nhau, có thể là bị xử phạt ít nhất 02 năm tù hoặc cao nhất là tử hình. Bên cạnh đó thì họ cũng bị cấm đảm nhiệm chức vụ ít nhất từ 01 đến 05 năm và bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người bị vi phạm. Nhận thấy rằng mức độ xử phạt đối với hành vi nhận hối lộ là vô cùng nghiêm khắc để hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của những người có chức vụ và quyền hạn.

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH MTV THÀNH và Luật sư về "tội nhận hối lộ", bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!             

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992