Dân sự

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐỔI HỌ VÀ TÊN CHA, MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH CỦA CON

Ngày đăng: 14-12-2022 09:53:00

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐỔI HỌ VÀ TÊN CHA, MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH CỦA CON

1. Thay đổi hộ tịch là gì? Cải chính hộ tịch là gì?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về khái niệm thay đổi hộ tịch như sau:

“Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên, có thể thấy, việc thay đổi hộ tịch, tức là thay đổi tên cha, mẹ trong giấy khai sinh cho con là hoàn toàn có thể được thực hiện, tuy nhiên, bạn phải đưa ra được lý do chính đáng mà pháp luật quy định.

Cải chính hộ tịch được hiểu như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định cải chính hộ tịch

- Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.

- Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.

- Việc cải chính nội dung đăng ký khai tử thuộc thẩm quyền của cơ quan đã đăng ký khai tử, theo đề nghị của người có trách nhiệm đăng ký khai tử quy định tại Điều 33 Luật hộ tịch.

2. Điều kiện để thay đổi, cải chính hộ tịch là gì?

Theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch cụ thể:

- Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

- Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

3. Các trường hợp được cho là lý do chính đáng để được pháp luật công nhận

Theo đó, lý do chính đáng theo quy định của pháp luật phải là các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

“Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”

Đối với lý do này thì chỉ khi được Toà án công nhận bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc không xác định cha, mẹ con thì có thể thực hiện việc xoá tên cha trong giấy khai sinh.

Hoặc theo khoản 2 Điều 26 Luật Hộ tịch quy định chỉ được thay đổi thông tin về người cha khi người con được nhận làm con nuôi của người khác và cha mẹ nuôi đổi tên cha trong giấy khai sinh.

Nếu đưa ra được một trong hai lý do chính đáng đó thì bạn có thể làm thủ tục đổi tên cha hoặc bỏ tên cha ra khỏi giấy khai sinh của con.

Tuy nhiên, để không thừa nhận con và xoá tên cha trong giấy khai sinh, bạn cần phải cung cấp được chứng cứ. ví dụ như giấy xét nghiệm ADN hoặc các văn bản của cơ quan giám định… trong và ngoài nước xác nhận quan hệ cha con. Sau đó bạn phải gửi đơn tới Toà án có thẩm quyền và được công nhận việc không phải là cha con trong bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ĐỔI HỌ VÀ TÊN CHA, MẸ TRÊN GIẤY KHAI SINH CỦA CON, bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!             

 

 

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992