Đất đai

Hợp thức hóa nhà đất là gì? Các trường hợp được hợp thức hóa nhà đất?

Ngày đăng: 21-09-2022 09:52:51

Hợp thức hóa là một động từ chỉ hành động. Nó Có nghĩa là khiến cho sự vật/sự việc ấy trở nên hợp thức. Ví dụ như, bạn làm hợp thức hóa các giấy tờ, làm hợp thức hóa các mối quan hệ. Vậy hợp thức hóa nhà đất là gì? Các quy định liên quan đến hợp thức hóa như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Hợp thức hóa nhà đất là gì?

Hợp thức hóa nhà đất là một thuật ngữ dân gian để chỉ việc thực hiện các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với người đang sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định hiện hành và cả trước đây của Nhà nước ban hành, không có bất cứ khái niệm nào mô tả chi tiết về hợp thức hóa nhà đất. Tuy nhiên có thể hiểu rằng. Khái niệm về hợp thức hóa nhà có thể được hiểu là việc ghi nhận trên các văn bản pháp lý về sự tồn tại hợp pháp của nhà ở sau khi xây dựng, giao dịch, sửa chữa so với tình trạng pháp lý trước đó của căn nhà.

2. Các trường hợp được hợp thức hóa nhà đất?

Theo Điều 99 Luật Đất đai số 45/2013/QH13, các trường hợp sau đây sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai. Theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân. Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ởgắn liền với đất ở. Người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa. Nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng. Tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

3. Tại sao cần phải hợp thức hóa nhà đất?

Như ở phần khái niệm của hợp thức hóa nhà đất đã nêu, hợp thức hóa nhà đất là thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liện với đất nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định chủ sở hữu có giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Giá trị của nhà đất chưa được hợp thức hóa cũng bị giảm nhiều so với giá thực tế trên thị trường.

Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà đất như mua bán thì rủi ro của việc chưa hợp thức hóa sẽ cao hơn rất nhiều so với nhà đất đã được hợp thức hóa theo quy định. 

Chính vì vậy, khách hàng nên thực hiện hợp thức hóa nhà đất càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi cho mình.

4. Những giấy tờ cần có trong hồ sơ hợp thức hóa nhà đất.

Biểu mẫu theo quy định của Nhà nước

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở cũng như tài sản gắn liền với nhà đất.
  • Bộ hồ sơ kê khai thuế.

Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc nhà đất

  • Giấy tờ mua bán, cho tặng nhà, đất bằng giấy tay.
  • Giấy tờ được cấp nhà đất từ những đơn vị như trường học, bệnh viện; hay đơn vị Nhà nước cho cán bộ, nhân viên của mình.
  • Các giấy tờ được cấp từ chế độ cũ.
  • Kê khai nhà đất năm 1977, 1999.
  • Quyết định cấp số nhà, hợp đồng điện nước hay các quyết định xử phạt vi phạm hành chính,…
  • Các loại giấy tờ được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Hồ sơ kỹ thuật

Một loại giấy tờ tiếp nữa mà bạn cần chuẩn bị đó là hồ sơ kỹ thuật liên quan đến nhà đất. Cụ thể là bản vẽ sơ đồ nhà đất hoặc bản vẽ hiện trạng nhà đất.

Các loại giấy tờ nhân thân

Phần giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ hợp thức hóa đó chính là các loại giấy tờ nhân thân. Bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Hộ khẩu.
  • Đăng ký kết hôn.

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về Hợp thức hóa nhà đất là gì? Các trường hợp được hợp thức hóa nhà đất? Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!             

 

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992