Dân sự

Làm sao để chứng minh quan hệ con nuôi?

Ngày đăng: 10-10-2022 11:50:51

Làm sao để chứng minh quan hệ con nuôi khi việc nhận nuôi diễn ra trước thời điểm có Luật Nuôi con nuôi?

 

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đăng ký và Quản lý Hộ khẩu ban hành kèm theo Nghị định 4/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 07/01/1988 quy định như sau: “ Những người có quan hệ về gia đình hoặc quan hệ thân thuộc cùng ở trong một nhà hoặc một phòng ở thì đăng ký là một hộ.”

Điều này được hướng dẫn cụ thể bởi khoản 2 Mục I Thông tư 05-TT/BNV(13) năm 1988 có hiệu lực từ ngày 04/6/1988 như sau: “Những người có quan hệ về gia đình (quy định tại điều 3 của Điều lệ) là: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột hoặc quan hệ thân thuộc, gắn bó với nhau trong cuộc sống hàng ngày ở cùng một nhà hoặc một phòng ở, thì đăng ký là một hộ gia đình. Những người có quan hệ với nhau về gia đình như trên cùng ở trong nhà tập thể cũng tách ra đăng ký hộ gia đình. Người chỉ có một mình cũng đăng ký coi như một hộ (hộ độc thân).”

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đăng ký và Quản lý Hộ khẩu ban hành kèm theo Nghị định 4/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 07/01/1988 quy định như sau: “ Những người có quan hệ về gia đình hoặc quan hệ thân thuộc cùng ở trong một nhà hoặc một phòng ở thì đăng ký là một hộ.”

Điều này được hướng dẫn cụ thể bởi khoản 2 Mục I Thông tư 05-TT/BNV(13) năm 1988 có hiệu lực từ ngày 04/6/1988 như sau: “Những người có quan hệ về gia đình (quy định tại điều 3 của Điều lệ) là: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột hoặc quan hệ thân thuộc, gắn bó với nhau trong cuộc sống hàng ngày ở cùng một nhà hoặc một phòng ở, thì đăng ký là một hộ gia đình. Những người có quan hệ với nhau về gia đình như trên cùng ở trong nhà tập thể cũng tách ra đăng ký hộ gia đình. Người chỉ có một mình cũng đăng ký coi như một hộ (hộ độc thân).”

Căn cứ Nghị định 4 – CP Nghị định ban hành Bản điều lệ đăng ký hộ tịch ngày 16/01/1961 có quy định như sau: “Đăng ký hộ tịch là ghi vào sổ của Ủy ban hành chính cơ sở những việc sinh, tử, kết hôn và những việc có liên quan như nuôi con nuôi, nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay đổi quốc tịch, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh. Mục đích là để chứng nhận lý lịch, quan hệ gia đình, xác định nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người.”

Như vậy, việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch thì mới chứng nhận lý lịch, quan hệ gia đình, xác định nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người được.

Điều 12 Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1961 có nói: “Sau khi công nhận việc nuôi con nuôi thì Ủy ban hành chính cơ sở ghi chú việc ấy vào sổ đã đăng ký việc sinh của người con nuôi, và vào giấy khai sinh đã cấp.

Nếu trước chưa đăng ký việc sinh thì phải xin đăng ký quá hạn, rồi Ủy ban hành chính mới ghi chú việc nuôi con nuôi vào sổ và giấy khai sinh cấp cho đương sự.”

Điểm a Mục 6 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: “Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các Điều 34, 35, 36, và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định…”.

Theo quy định này thì nếu việc nuôi con nuôi được bắt đầu từ trước ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực (ngày 3 -1- 1987) mà chưa đăng ký, thì việc nuôi con nuôi vẫn có giá trị pháp lý do luật định trong khoảng thời gian luật HN&GĐ năm 1986 còn hiệu lực.

Trong trường hợp các bên chứng minh được việc nuôi dưỡng, chăm sóc thực tế giữa hai người hoặc có thể dựa trên các dựa trên các dữ kiện như : Ý kiến của những người dân sống lâu năm tại địa phương về thực chất mối quan hệ giữa mẹ nuôi và con nuôi; ý chí của người nhận nuôi trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc; trách nhiệm của con nuôi đối với mẹ nuôi (khi mẹ nuôi còn sống). Đồng thời làm rõ trách nhiệm chăm sóc của con nuôi đối với mẹ nuôi khi mẹ nuôi đau ốm (nếu có); việc lo ma chay, tang lễ khi mẹ nuôi chết. Vì vậy, để chứng minh quan hệ nuôi con nuôi cần làm rõ các vấn đề nêu trên.

 

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về Làm sao để chứng minh quan hệ con nuôi? Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!             

 

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992