Ngày 14/11/2008, Quốc hội ban hành Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định các vấn đề sau:
- Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên;
- Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.
Luật Thi hành án dân sự 2008 có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 gồm 183 Điều trong 9 Chương.
Đến tháng 04/2024, chưa có văn bản nào được ban hành nhằm thay thế Luật Thi hành án dân sự 2008. Như vậy, Luật Thi hành án dân sự mới nhất hiện nay là Luật Thi hành án dân sự 2008.
Các văn bản hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự 2008, bao gồm:
Văn bản sửa đổi bổ sung
Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
Văn bản hướng dẫn
Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
Công văn 4967/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA quy định việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an ban hành
Nghị quyết 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự do Quốc hội ban hành
Thông tư liên tịch 141/2010/TTLT/BQP-BTP hướng dẫn việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội do Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp ban hành
Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 14; khoản 48 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định thẩm quyền thi hành án:
Điều 35 Thẩm quyền thi hành án
1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án , quyết định sau đây :
a) Bản án , quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận , huyện thị xã , thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án có trụ sở
b) Bản án quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó đối với bản án quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận , huyện thị xã , thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở
c) Quyết định giám đốc thẩm , tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận , huyện , thị xã thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở
d) Bản án quyết định cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác , cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan ti hành án cấp quạn khu ủy thác
..........
Trên đây là ý kiến của Công ty TNHH MTV THÀNH và Luật sư về "Luật thi hành án dân sự mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn là luật nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thi hành án dân sự ?" . Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp Công ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.
Trân trọng & cảm ơn!