Mua bán bằng giả được xem là một trong những “vấn nạn” trong xã hội hiện nay. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định nếu có vi phạm. Vậy, mua bán bằng giả bị xử lý thế nào?
Có thể hiểu, bằng giả là các giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ được in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp khi một cá nhân đã hoàn thành xong khóa tốt nghiệp hoặc lấy quyết định, kết quả chứng nhận nào đó. Bằng giả được làm ra bởi các công nghệ, máy móc, phần mềm làm giả tiên tiến hiện nay.
Bằng giả dược sử dụng ở rất nhiều các lĩnh vực và khía cạnh, nhưng thông thường nhằm mục đích để bổ sung vào thành phần hồ sơ xin việc, tuyển dụng, dự thi tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nhà nước…
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị xử lý về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Các mức phạt cụ thể như sau:
- Khung 01:
Phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 02 năm.
- Khung 02:
Phạt tù từ 02 - 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khung 03:
Phạt tù từ 03 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, người nào có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi mua bằng giả nhưng chưa sử dụng bằng giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì chưa đủ yếu tố cấu thành Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 nêu trên.
Trên đây là ý kiến của Công ty TNHH MTV THÀNH và Luật sư về "Mua bán bằng giả bị xử lý thế nào?". Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp Công ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.
Trân trọng & cảm ơn!