Nhận con nuôi đích danh đã không còn quá xa lạ với những người định cư ở nước ngoài. Hiện nay, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có hai loại bao gồm: Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh hoặc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không đích danh. Những thủ tục nhận con nuôi đích danh như thế nào thì không phải ai cũng biết. Đối với việc nhận con nuôi đích danh thủ tục có đơn giản hơn nhận con nuôi không đích danh không? Dưới đây là bài viết tham khảo.
Căn cứ Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về nhận con nuôi như sau:
Nuôi Con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh được hiểu là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ con với đối tượng nhận con nuôi đã được chỉ định trước, tức là được chỉ định rõ người được nhận con nuôi đó là ai. Ngoài ra, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh còn phải đáp ứng điều kiện về người nhận con nuôi và người nuôi con nuôi. Người nhận con nuôi phải là đối tượng sau: cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột, anh, chị, em ruột đang ở nước ngoài làm việc; là người nước ngoài đã hoặc đang học tập ít nhất 01 năm tại Việt Nam hoặc người được nhận con nuôi là các đối tương: người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác căn cứ tại Điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không đích danh được hiểu là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ con không nằm trong những trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh đã nêu trên.
Ví dụ: Ông A là người có quốc tịch nước ngoài muốn nhận con nuôi là bé B - trẻ em khuyết tật tại Việt Nam sau khi biết mình là chú ruột của bé B. Như vậy, Bé B là con nuôi đích danh và việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Hồ sơ nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài không đích danh như sau:
a/ Đối với người nhận con nuôi:
+ Đơn xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài không định danh theo mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04.a theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP
+ Bản sao các giấy tờ chứng minh về nhân thân như: hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế. Đối với các giấy tờ này phải được hợp thức hóa lãnh sự theo quy định pháp luật khi sử dụng ở Việt Nam.
+ Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cho phép người nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được nhận con nuôi ở Việt Nam
+ Các biên bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; Mức thu nhập thực tế, tài sản của người nhận con nuôi; tình trạng hôn nhân, tâm lý, gia đình của người nước ngoài. Để sử dụng được văn bản này tại Việt Nam thì người nước ngoài phải hợp thức hóa lãnh sự theo quy định.
+ Người nước ngoài cung cấp phiếu lý lịch tư pháp do nước mà người nước ngoài là công dân cấp.
b/ Đối với người được nhận làm con nuôi
+ Bản sao giấy chứng minh về nhân thân của người được nhận con nuôi là giấy khai sinh
+ Các biên bản về giấy khám sức khỏe và chụp ảnh toàn thân, nhìn thẳng của người được nhận làm con nuôi, có giá trị không quá 06 tháng.
+ Bản tường trình về người được nhận nuôi con nuôi bao gồm về đặc điểm nhận diện, thói quen, tình trạng sức khỏe, sở thích, thói quen hàng ngày , tình trạng về bệnh phải ghi trung thực. Việc viết bản tường trình giúp cho người nhận con nuôi thuận lợi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
+ Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế theo mẫu TP/CN-2014/DS.01 và TP/CN-2014/DS.02 có xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của trẻ phải lập hồ sơ giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình và sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
- Hồ sơ nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh như sau:
Cơ bản hồ sơ nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh đều giống hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không đích danh.
a/ Đối với người nhận con nuôi bổ sung một số giấy tờ sau:
+ Đơn xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài định danh theo mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04 theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP
+ Các giấy tờ khác tùy vào từng trường hợp như: Giấy xác nhận trẻ bị khuyết tật, miễn HIV, bị câm, điếc…mối quan hệ cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột, anh, chị, em ruột đang ở nước ngoài làm việc
b/ Đối với người nhận con nuôi cần bổ sung một số giấy tờ sau:
+ Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh: Các giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột, anh, chị, em ruột, giấy xác nhận đang làm việc hoặc tạm trú hoặc thường trú tại nước ngoài hoặc người khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khác do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
c/ Các giấy tờ chứng minh đã thực hiện thủ tục giới thiệu con nuôi trong nước cho trẻ em nhưng không thành.
Đối với xin con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm hoặc có thể ủy quyền bằng văn bản có chứng thực hoặc công chứng tới Cục Con nuôi. Đối với trường hợp làm giấy ủy quyền thì chỉ được ủy quyền cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú đang ở tại Việt Nam.
Đối với xin con nuôi có yếu tố nước ngoài không đích danh thì người nhận con nuôi nộp một bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam, trường hợp nuôi con nuôi tại nước mà Việt Nam có ký kết và là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi thì có thể nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Trên đây là phần ý kiến của Công ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về Như thế nào là nhận con nuôi đích danh? Các vấn đề liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.
Trân trọng & cảm ơn!