Dân sự

Thế chấp tài sản và những điều cần biết

Ngày đăng: 07-07-2022 03:19:49

1. Thế nào là thế chấp tài sản?

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Tài sản được đem ra thế chấp bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng (đây là một điểm hoàn toàn mới của BLDS 2015; các cơ sở sản xuất kinh doanh, công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay; trường hợp tài sản thế chấp là bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng có thể là tài sản thế chấp; ngoài ra cũng có thể là tài sản khác nếu pháp luật có quy định.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

2. Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

 Quy định của pháp luật về hình thức, nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản như sau:

a. Về hình thức của hợp đồng: 

  • Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản. Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật về đất đai.

  • Hợp đồng thế chấp được lập thành 4 bản, được công chức Nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, trường hợp nơi nào chưa công chứng thì phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh.

Ngoài ra, hợp đồng thế chấp phải có sự cam kết đồng ý của các thành viên trong gia đình, giá trị pháp lý của các bản hợp đồng là ngang nhau.

Trong đó, một bản do cơ quan thế chấp giữ, một bản cho bên thế chấp giữ, một bản do bên công chứng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiến hành chứng thực giữ, một bản do bên nhận thế chấp giữ kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc, trích lục hồ sơ về khu đất thế chấp (trừ trường hợp quyền sử dụng đất được thế chấp cho nhiều bên vay để phục vụ mục đích sử dụng cho một dự án đầu tư).

b. Về nội dung hợp đồng thế chấp:

Dựa trên ý chí thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, sau đó đi đến thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao gồm những nội dung sau:

  1. Quốc hiệu, tiêu ngữ
  2. Tên hợp đồng
  3. Họ tên, các thông tin liên quan của bên thế chấp ( ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin tương tự đối với đồng sở hữu nếu tài sản là tài sản chung)
  4. Tên, thông tin và địa chỉ, fax, mã doanh nghiệp của bên nhận thế chấp
  5. Số hợp đồng và ngày tháng năm của hợp đồng thế chấp
  6. Số tài khoản ngân hàng… tại Ngân hàng…
  7. Tài sản được đem ra thế chấp, giá trị của tài sản được thế chấp và địa chỉ nơi chứa tài sản thế chấp
  8. Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp có liên quan đến tài sản thế chấp
  9. Nghĩa vụ được bảo đảm
  10. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp
  11. Thời hạn thế chấp
  12. Quy định về việc đăng ký thế chấp và nộp lệ phí
  13. Thỏa thuận của các bên về phương thức xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ của mình
  14. Phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, có thể thỏa thuận, thương lượng dựa trên cơ sở hòa giải, tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên; trong trường hợp hai bên không đi đến hòa giải, thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết
  15. Cam đoan của các bên về tính hợp pháp, xác thực của hợp đồng cùng những thông tin đã nêu ra trong hợp đồng, trách nhiệm của các bên nếu vi phạm nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng
  16. Các điều khoản phù hợp khác nếu hai bên có thỏa thuận

3. Thời hạn thế chấp tài sản

Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

4. Quyền của các bên trong Hợp đồng thế 

5. Nghĩa vụ của các bên thế chấp

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về các vấn đề liên quan đến vay thế chấp tài sản, bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992