Dân sự

Vay tài sản là gì? Trường hợp giấy vay tài sản không ghi lãi suất thì xử lý như thế nào?

Ngày đăng: 26-09-2022 03:58:54

Vay tài sản là gì? Hợp đồng vay tài sản là gì? Cho vay tài sản với lãi suất cao hơn mức lãi suất tối đa có vi phạm luật không? Trường hợp giấy vay tài sản không ghi lãi suất thì xử lý như thế nào? Dưới đây là bài viết chia sẻ.

1. Vay tài sản là gì? 

Vay tài sản được hiểu là bên cho vay sẽ cho bên vay vay tài sản. Đến thời hạn trả, bên vay sẽ phải trả cho bên cho vay cùng loại tài sản đã vay, đúng số lượng, chất lương và lãi suất theo sự thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Hợp đồng vay tài sản là gì?

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng vay tài sản như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Vậy giấy vay tài sản có giá trị pháp lý không?

Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng dân sự, do đó nó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015 và hình thức phải đáp ứng theo Điều 119. Theo đó, hợp đồng vay tài sản có thể được thể hiện bằng một trong ba dạng dưới đây:

  • Lời nói;
  • Văn bản;
  • Hành vi cụ thể.

Mặt khác, hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng cần có công chứng chứng thực theo quy định pháp luật nếu thể hiện dưới dạng văn bản đồng thời pháp luật cũng không quy định cụ thể văn bản vay phải đánh máy hay viết tay.

Căn cứ những phân tích trên, giấy vay tài sản bản chất đáp ứng đầy đủ điều kiện của hợp đồng vay tài sản về mặt hình. Tuy nhiên, trên thực tế để xét xem liệu giấy vay tài sản có giá trị pháp lý không cần phụ thuộc vào nội dung của giấy vay, chủ thể xác lập giao dịch.

  • Nếu giấy vay tài sản đáp ứng cả hai mặt về hình thức quy định tại Điều 119 và nội dung quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015 thì giấy vay tài sản có giá trị pháp lý;
  • Nếu giấy vay tài sản chỉ đáp về hình thức quy định Điều 119 mà không đáp ứng được nội dung quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015 thì giấy vay tài sản không có giá trị pháp lý.

3. Cho vay tài sản với lãi suất cao hơn mức lãi suất tối đa có vi phạm luật không?

Lãi suất được hiểu là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay.

Căn cứ Điều 463, Bộ luật Dân sự 2015 theo đó bên vay chỉ trả lãi cho bên cho vay nếu có thỏa thuận về việc trả lãi. Mức lãi suất có thể do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Các khoản lãi bên vay phải trả nếu các bên có thỏa thuận trả lãi và đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ bao gồm:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015;
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mức lãi suất quy định tại Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận và xác định rõ được mức lãi suất thì mức lãi suất các bên thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản vay. Nếu thỏa thuận mức lãi vượt quá mức này thì phần vượt quá không có hiệu lực.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận trả lãi nhưng không xác định mức lãi là bao nhiêu và có tranh chấp xảy ra thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn 20%/năm của khoản vay.

4. Quy định giấy vay tài sản không ghi lãi suất.

Dựa trên các phân tích trong các mục trên, giấy vay tài sản về bản chất là hợp đồng vay tài sản, nên nó có giá trị pháp lý nếu đáp ứng về mặt nội dung và hình thức của một giao dịch dân sự theo quy định pháp luật dân sự.

Mặt khác theo quy định của pháp luật tại Điều 463, Bộ luật Dân sự 2015 bên vay tài sản có trả lãi suất cho bên cho vay hay không hoàn toàn dựa vào ý chí của các bên.

  • Nếu các bên có thỏa thuận trả lãi và xác định rõ lãi suất (Lãi suất không vượt quá quy định tại Khoản 1, Điều 468, Bộ luật Dân sự) thì áp dụng mức lãi suất này.
  • Nếu các bên có thỏa thuận trả lãi nhưng không xác định cụ thể thì áp dụng Khoản 2, Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nếu các bên không thỏa thuận trả lãi và bên vay trả nợ đúng hạn thì các bên chấm dứt nghĩa vụ với nhau;
  • Nếu các bên không thỏa thuận trả lãi và khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo đó, pháp luật để việc có trả lãi hay không cho các bên trong thỏa thuận, tự giải quyết với nhau. Do nó nếu các bên không có thỏa thuận trả lãi thì trong giấy vay tài sản không cần ghi lãi suất và giấy vay tài sản vẫn có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, nếu đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về Vay tài sản là gì? Trường hợp giấy vay tài sản không ghi lãi suất thì xử lý như thế nào? Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!             

 

 

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992