Mẫu đơn

ĐƠN TỐ CÁO TỘI PHẠM

Ngày đăng: 07-07-2022 02:26:27

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỐ CÁO: KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC, CÁCH LÀM ĐƠN

1. Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Cơ quan, tổ chức.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

(khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Tố cáo 2018)

2. Hình thức tố cáo

Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định 02 hình thức tố cáo sau:

- Tố cáo bằng đơn tố cáo;

- Tố cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Cách làm đơn tố cáo, mẫu đơn tố cáo

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm tố cáo;

- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

(khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018)

 

Tham khảo Mẫu Đơn tố cáo sau: 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ……………………………………………………………………………..

Họ và tên: ……………………………….…… Sinh ngày:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ………………………

Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/Bà/Anh/Chị: …………………………………………Sinh ngày:……………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………

Vì Ông/Bà/Anh/Chị ……………….. đã có hành vi………......................................................

Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của Ông/Bà/Anh/Chị……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 ….., ngày ... tháng... năm…

   Người tố cáo    

(Ký và ghi rõ họ tên)

LINK TẢI MẪU ĐƠN: TẠI ĐÂY

4. Khiếu nại và tố cáo khác nhau chỗ nào?

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Luật điều chỉnh

Luật khiếu nại 2011

Luật tố cáo 2018

Khái niệm

Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chủ thể có quyền

Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Cá nhân.

Đối tượng

Đối tượng bị khiếu nại:

- Quyết định hành chính.

- Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Đối tượng bị tố cáo:

- Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo

Không có quy định.

Người tố cáo phải:

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

- Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015.

Thời hiệu

- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:

+ Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

+ Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo.

Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo

Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.

Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn

 

Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

 

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư  về các vấn đề liên quan đến tố cáo, bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992