Hôn nhân và gia đình

Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay?

Ngày đăng: 07-09-2024 09:59:18

Sau khi ly hôn, bố mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục:

– Con chưa thành niên,

– Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

– Hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

➡ Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ các trường hợp:

  • Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

➡ Nếu người cha có thể chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:

➡ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

➡ Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

  • Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);
  • Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên

Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

➡ Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).
  • Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

➡ Người giám hộ được cử, chỉ định:

  • Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
  • Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 81, 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

– Điều 52, Khoản 1 Điều 54 Bộ Luật dân sự 2015.

Ai được quyền nuôi con khi ly hôn?

Cả bố và mẹ đều có quyền nuôi con khi ly hôn. Tại thời điểm ly hôn, khi con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho mẹ. Khi con từ 36 tháng tuổi trở lên, bố mẹ thỏa thuận quyền nuôi con với nhau. Nếu không thỏa thuận được sẽ làm theo quy định của pháp luật nêu trên.

Đây cũng là đáp án cho câu hỏi: Khi ly hôn ai có quyền nuôi con? Hoặc: Ly hôn ai được quyền nuôi con? Đang được nhiều độc giả quan tâm.

Đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con?

Pháp luật chưa có quy định quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

Trong cả hai trường hợp, quyền nuôi con vẫn được ưu tiên cho người mẹ khi con dưới 36 tháng tuổi, trừ các trường hợp được đề cập tại mục: Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn.

Con trên 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không thể thỏa thuận thì theo quy định của pháp luật tại mục: Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn.

Trên đây là ý kiến của Công ty TNHH MTV THÀNH và Luật sư về "Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay?". Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất. 

Trân trọng & cảm ơn!

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992