Hôn nhân và gia đình

SINH CON TRƯỚC KHI KẾT HÔN, CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

Ngày đăng: 31-07-2022 08:43:02

KHI NÀO THÌ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN? CÓ CON RỒI MỚI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Chúng ta đã không còn bất ngờ với câu chuyện nhiều bạn nữ có con trước khi kết hôn. Đây dường như đã trở thành một điều gì đó quá đỗi bình thường trong cuộc sống hằng ngày khi giới trẻ yêu nhau quá vội vàng.
Có con rồi mới kết hôn có được hay không? 
Sinh con trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không? Hình phạt là gì? Muôn vàn câu hỏi cho vấn đề này. Dưới đây là phần ý kiến của Công ty Luật TNHH Thành & Luật Sư.

1. Điều kiện để đăng ký kết hôn là gì? 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần phải có mới có quyền được kết hôn. Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+  Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

 

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Hiện nay ở nước ta có một điểm cần lưu ý là: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

​2. Sinh con trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Trên thực tế, pháp luật không cấm cản việc nam nữ có con trước khi kết hôn. Trong trường hợp cả hai đều đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký kết thì việc hai người có con trước hay không cũng không quan trọng. 

Như vậy, việc sinh con trước khi kết hôn sẽ không được xem là vi phạm pháp luật. 

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH Thành & Luật sư về vấn đề sinh con trướ khi kết hôn có vi phạm pháp luật  hay không, bạn đọc cần tư vấn các vấn đề về dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân gia đình và doanh nghiệp vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

 

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992