Vấn đề chia tài sản thừa kế là điều vô cùng rắc rối trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là đất của hộ gia đình Việc chia tàn sản thừa kế đất của hộ gia đình đã được quy định bằng pháp luật. Vậy, Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định về Hộ gia đình sử dụng đất như sau:
“29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”
Theo đó, nếu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể hiện thông tin giấy này được cấp cho “Hộ ông…” thì có nghĩa mảnh đất đó được cấp cho hộ gia đình chứ không thuộc sở hữu riêng của bất cứ cá nhân nào.
Theo quy định trên, việc xác định những thành viên trong gia đình có chung quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên phải đáp ứng điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
– Điều kiện 2: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất (thời điểm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế,…).
– Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung…
Các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, hoặc cùng nhau đóng góp, tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho, thừa kế chung,…
Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình thì tất cả các thành viên trong gia đình có các quyền ngang nhau đối với mảnh đất đó.
Trường hợp một thành viên trong hộ gia đình chết để lại di chúc thì chỉ được lập di chúc định đoạt phần quyền của mình trong quyền sử dụng đất chung.
Khi đó, người hưởng thừa kế theo di chúc chỉ được yêu cầu chia thừa kế đối với phần quyền mà người chết để lại.
Trường hợp một thành viên trong hộ gia đình chết không để lại di chúc, người thừa kế theo pháp luật của người để lại tài sản được hưởng thừa kế phần quyền của người chết có trong quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình.
Việc chia thừa kế đất hộ gia đình trong trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Để chia thừa kế đất hộ gia đình phải xác định phần quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Để xác định phần quyền này phải thực hiện thủ tục tách thửa đất. Có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Đủ điều kiện tách thửa và các thành viên trong hộ gia đình thống nhất tách thửa
Theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần:
Nếu các thành viên còn muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình và đồng ý tách thửa đất cho người người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận (do việc tách thửa đất có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên khác trong hộ gia đình nên cần có sự đồng ý của các thành viên khác để tách thửa).
Sau đó, phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người chết sẽ trở thành di sản thừa kế, được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, để tách thửa đất và chia thừa kế bằng hiện vật thì phải đủ điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai.
Trường hợp 2: Không đủ điều kiện tách thửa hoặc các thành viên không thống nhất được về việc tách thửa
Trên thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện tách thửa do không đủ điều kiện tách thửa để chia thừa kế đất hộ gia đình hoặc các thành viên trong hộ không thỏa thuận được với nhau về việc tách thửa như thế nào.
Khi đó, không thể tiến hành phân chia quyền của các thành viên trong hộ bằng hiện vật (tức là chia bằng đất).
Việc chia thừa kế đất hộ gia đình được giải quyết bằng cách định giá tài sản bằng tiền và chia cho những người thừa kế phần tiền tương ứng với giá trị tài sản người chết để lại.
Phần tài sản của người chết để lại sẽ trở thành di sản thừa kế.
Khi đó, chỉ cần xác định những người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là có thể hoàn tất thủ tục chia thừa kế.
Trong trường hợp những người thừa kế không tự thỏa thuận được với các thành viên khác của hộ gia đình về việc chia thừa kế phần đất là di sản của người chết để lại nằm trong đất của hộ gia đình thì có thể khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 627 BLDS 2015 thì hình thức của di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Theo đó, theo Điều 628 BLDS 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:
Bên cạnh di chúc bằng văn bản thì theo Điều 629 BLDS 2015 thì trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Di chúc được xem là hợp pháp theo khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 thì phải có đủ các điều kiện:
Ngoài ra, nếu thuộc vào các trường hợp cụ thể khác thì cũng phải tuân thủ các điều kiện tại Khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 630 BLDS 2015 thì khi đó di chúc mới được xem là hợp pháp.
Theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau:
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
Theo Điều 649 BLDS 2015 thì chia thừa kế theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế. Theo đó, hàng thừa kế sẽ được chia theo thứ tự tại Điều 651 BLDS 2015 bao gồm:
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (khoản 2 Điều 651 BLDS 2015). Và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, sau khi hoàn tất việc chia thừa kế phần đất của người chết trong phần đất của hộ gia đình, ngoài trừ phần đất đã được chia thì các thành viên còn lại trong hộ gia đình vẫn có các quyền đối với phần đất chung còn lại.
Trên đây là ý kiến của Công ty TNHH MTV THÀNH và Luật sư về "Được thừa kế đất của hộ gia đình thì chia tài sản như thế nào?". Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp Công ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.
Trân trọng & cảm ơn!