Doanh nghiệp

Một số vấn đề về văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Ngày đăng: 12-11-2022 04:29:39

  1. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC XÉT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM.

Theo quy định tại Điều 40 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được xét cấp thẻ thường trú tại Việt Nam:

- Người nước ngoài quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) sau đây sẽ được xét cấp thẻ thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam

  • Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

  • Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

  • Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

  • Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Cụ thể, người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp thẻ thường trú.

Như vậy, chỉ có 4 trường hợp được xét cấp thẻ thường trú tại Việt Nam.

Nếu một cá nhân nước ngoài nào đáp ứng 1 trong các trường hợp trên thì có thể làm thủ tục xin cấp thẻ thường trú theo quy định dưới đây.

 

II. THỦ TỤC XIN CẤP THẺ THƯỜNG TRÚ

  1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo khoản 1 Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) , hồ sơ cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

- Đơn xin cấp thẻ thường trú (Mẫu NA12, Thông tư số 04/2015/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 5/1/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam);

- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

- Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cấp thẻ thường trú;

- Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) (Mẫu NA11, Thông tư số 04/2015/TT-BCA) .

2. Nơi nộp hồ sơ

Trong đó, nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú được quy định như sau:

- Đối người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước hoặc người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

- Đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh hoặc người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước thì nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin cấp thẻ thường trú.

III. CÓ CẦN MỞ CÔNG TY HAY VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM HAY KHÔNG? NẾU MỞ MÀ KHÔNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

  1. Lợi thế của văn phòng đại diện nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập một văn phòng hợp pháp tại Việt Nam, được tuyển dụng nhân viên để quản lý và xúc tiến các hợp đồng mua bán với các đối tác kinh doanh địa phương, tìm kiếm và phát triển các sản phẩm, tìm kiếm cơ hội cho việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. (Điều 30 Nghị định 70/2016)

Những người lao động làm việc cho văn phòng đại diện có thể sẽ được cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú 02 (hai) năm tương đương visa nhiều lần cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Những người là trưởng văn phòng đại diện thì sẽ được miễn Giấy phép lao động.

      2. Nếu chỉ mở văn phòng đại diện mà không kinh doanh gì có được không?

Theo quy định pháp luật nếu như văn phòng đại diện mà không tiến hành hoạt động trong vòng 1 năm và không có báo cáo cho các cơ quan chức năng thì sẽ bị thu hồi giấy phép Văn phòng đại diện.

Cho nên, khi thành lập văn phòng đại diện thì buộc người đó phải thực hiện hoạt động kinh doanh như trong giấy phép đã đăng ký trước đó, nếu không sẽ bị thu  hồi giấy phép.

Trên đây là phần ý kiến của Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư về Một số vấn đề về văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp công ty tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.

Trân trọng & cảm ơn!             

 

 

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992