Đất đai

Xây nhà trên đất của người khác khi bị đòi đất phải xử lý như thế nào?

Ngày đăng: 19-11-2024 08:46:53

 

1. Xây nhà trên đất của người khác khi bị đòi đất phải xử lý thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ba tôi có căn nhà xây dựng trên phần đất của người khác đứng tên , căn nhà này có từ thời ông nội của tôi đến nay đã hơn 30 năm rồi nay nhà tôi xuống cấp và định sửa chữa lại nhưng chủ đất không cho và đòi lấy lại đất. Xin hỏi luật sư là chủ đất có quyền lấy lại đất và buộc gia đình tôi phải đi hay không? Cảm ơn!

Luật sưu trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì "Ba tôi có căn nhà xây dựng trên phần đất của người khác đứng tên". Đối chiếu theo các quy định pháp luật về tàn sản, đất đai thì:

Điều 105 và Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai"

Và Khoản 15, 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau: "...15. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất..."

 

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì buộc phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xác định một cá nhân, đơn vị nào đó là người có quyền thì họ sẽ căn cứ vào giấy chứng nhận đầu tiên. Do đó, với thông tin bạn đưa ra thì quyền sử dụng mảnh đất này không phải là của bạn hay gia đình bạn. Người khác, tạm gọi là A là người có quyền sử dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận đối với mảnh đất này.

Cũng theo thông tin bạn đưa ra thì "Ba tôi có căn nhà xây dựng trên phần đất của người khác đứng tên, căn nhà này có từ thời ông nội của tôi đến nay đã hơn 30 năm rồi" có nghĩa, căn nhà này là của ông nội đã xây dựng trước đó, hiện ba bạn có nhu cầu sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng mới căn nhà này ? Nếu đúng như vậy thì khi ba bạn có nhu cầu xây dựng, sửa chữa, cải tạo căn nhà này buộc bạn, gia đình bạn sẽ xin phép A, nếu A không đồng ý thì việc bạn hay gia đình bạn làm gì trên mảnh đất này đều được coi là xâm phạm quyền sử dụng của A, cụ thể Điều 190 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác."

Tuy nhiên bạn và gia đình bạn cũng có thể xem xét thêm mình có quyền được cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà và việc A có thể lấy lại đất và đuổi gia đình bạn đi không dựa vào các thỏa thuận, giấy tờ mà gia đình bạn ký với A, bởi Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về các thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng, cụ thể:

"Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự."

Trên đây là ý kiến của Công ty TNHH MTV THÀNH và Luật sư về vấn đề "Xây nhà trên đất của người khác khi bị đòi đất phải xử lý như thế nào?". Bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng đến trực tiếp Công  ty Luật TNHH THÀNH & Luật sư tại địa chỉ: 106 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. HCM hoặc liên hệ hotline: 0914 307 992 – 0564 992 992 để được tư vấn đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất. 

Bài viết liên quan

Copyright © 2022 - thanhluatsu.com Bản quyền thuộc về Thành Luật sư
0914 307 992